Chim chào mào núi còn có tên khoa học là Rubigula flaviventris, là một trong những loài chim thuộc họ Chào mào. Chúng thường sống theo cặp vào mùa đông, đi theo đàn vào những ngày mưa, giá lạnh của mùa đông để chúng di chuyển kiếm ăn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây về chào mào núi và cách nuôi chúng nhé.
Mục Lục
Chim chào mào núi như thế nào?
Loài chim này có kích thước trung bình khoảng 25-30 cm và có lông mềm mại, lông đầu mào dày đặc. Chào mào núi có bộ lông pha trộn giữa các màu sắc như nâu, xám, trắng và đen, giúp chúng có thể hòa mình vào môi trường tự nhiên và tránh bị nhận biết dễ dàng bởi kẻ thù.
Một điều đặc biệt ở chim chào mào núi là khả năng hòa giọng của chúng. Chào mào núi có tiếng hót phức tạp, đa dạng và đặc trưng, gồm nhiều loại âm thanh khác nhau như kêu, hót và kêu hót kép. Chúng có thể học các giai điệu mới và thậm chí bắt chước giọng nói của con người, khiến chúng trở thành một loài chim rất được yêu thích trong việc nuôi chim cảnh.
Tham khảo: Hướng Dẫn Dùng Chào Mào Cái Hót Để Kích Trống Căng Lửa
Cách nuôi chim chào mào núi
Bổ sung thức ăn
Nuôi chào mào núi không dễ như các loại chào mào khác, chim chào mào núi có dạng người thấp, chúng kh nhút nhát vì vậy khi mới bắt đầu thuần chúng thì chúng ta cần kiên nhẫn rất nhiều trước khi mang chúng về để nuôi.
Thức ăn cho chào mào núi thì có cám dành riêng cho chúng nên nuôi chào mào núi bây giờ cũng không quá khó nữa. Ngoài cho chúng ăn cám, hãy bổ sung thêm những loại hoa quả rừng, đặc biệt đối với chào mào núi, chúng đặc biệt thích quả ớt rừng, chuối và các loại dế.
Thường xuyên luân phiên các loại thức ăn cho chúng để giúp cho chim có tiếng hót thanh hơn và sung hơn.
Lồng cho chim chào mào núi
Về lồng chim chào mào núi, chúng ta nên mua loại lồng cao, to hoặc là loại lồng nhỡ mái bằng cũng được. Không nên nuôi lồng quá nhỏ hoặc bé, chim sẽ ít được nhảy nhót và sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ không được khỏe. Lồng nuôi chim cũng phải có cấu tạo sao cho chim có thể dễ tắm vào mùa hè.
Tắm cho chim chào mào núi
Việc tắm nắng sẽ giúp chào mào bổ sung một loại vitamin D giúp kích thích lông mọc nhanh và đẹp hơn. Nên chúng ta hãy tắm cho chúng hằng ngày. Lưu ý rằng, chỉ cho chào mào ở những nơi khô ráo, ánh nắng nhẹ chứ không để chúng dưới trời nắng gắt. Việc tắm nước như thế cũng giúp cho việc rụng lông của chào mào được diễn ra nhanh hơn. Đồng thời chúng ta cũng nên thường xuyên dọn dẹp lồng và nơi ở của chim để tránh những căn bệnh chim hay mắc phải và để chúng luôn được khỏe mạnh và phát triển được tối đa.
Cách huấn luyện cho chim chào mào núi hiệu quả
Để huấn luyện được giống chào mào hoang dã này cũng không phải là khó. Chắc hẳn khi chúng ta mới mang chim về nhà thì chúng sẽ rất nhát và hoảng loạn bay loạn xoạng quanh lồng. Vậy nên khi mang về nhà bạn nên trùm áo lồng cho chúng
Chào mào núi mới bắt về cần mất 3 tháng hoặc hơn để cho chim lành hơn và dần quen với chúng ta nhiều hơn, khi chim chào mào núi ăn chúng ta cần tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với lồng. Giai đoạn này sẽ rất cực cho chúng ta, nên trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé một khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng, hạn chế việc di chuyển, cứ để chào mào tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng chúng ra. Sau 3 tháng chúng sẽ đã bắt đầu sổ đều, nhưng vẫn còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
Trên đây là những chia sẻ về chim chào mào núi. Đây là một loài chim sở hữu nét đẹp độc đáo và đặc biệt đòi hỏi những người nuôi có tay nghề chuyên nghiệp. https://www.chimhay.net/ Hy vọng với những thông tin qua bài viết ở trên sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết và có thể huấn luyện thành công loài chim này.
Để lại một phản hồi