Chào mào bạch tạng là một loài chim cực kỳ quý hiếm và sở hữu vẻ đẹp độc đáo. Vẻ đẹp của chúng đã thu hút nhiều sự săn đón của những người yêu chim. Để hiểu hơn về loài chim đặc biệt, cũng như cách nuôi dạy chúng bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguồn gốc của loài chim chào mào bạch tạng
Ngoài tên gọi là chào mào bạch tạng, loài chim này còn được biết đến với tên khác như chào mào trắng. Tên khoa học chính thức của chúng là Pycnonotus Jocosus và chúng đã được nhà khoa học Calorus Linnaeus phát hiện từ những ngày đầu năm 1758.
Nguồn gốc của loài chim chào mào bạch tạng
Loài chim chào mào trắng nay có nguồn gốc từ châu Á và chúng thường thích sinh sống ở các khu vực nhiệt đới ẩm ướt như Ấn Độ và đông Myanmar. Trong số các loài chào mào tại Việt Nam, dù loài chào mào má đỏ rất phổ biến nhưng loài chim bạch tạng này lại rất hiếm và ít được gặp trong môi trường tự nhiên.
Đặc điểm nhận biết của chào mào bạch tạng
Thông thường, loài chim này thường có bộ lông toàn thân trắng mặt cùng điểm nhấn nổi bật đó là phân lông 2 bên má, vùng mắt, mí và lông hậu môn ửng đỏ. Đặc biệt chúng cũng sở hữu 2 chiếc chân có màu hồng nhạt đặc trưng và dễ nhận biết.
Đặc điểm để nhận biết chào mào bạch tạng dễ dàng
Xét về kích thước và trọng lượng thì loài chào mào trắng này tượng tự như loài chào mào má đỏ. Về bản chất thì chào mào trắng hay bạch tạng chính là những chú chim chào mào má đỏ bị đột biến gen mà thành. Tuy nhiên, tỷ lệ để xuất hiện trường hợp này là rất thấp vậy nên chúng rất hiếm trong tự nhiên, cũng như số lượng loài chim này đang bị giảm đáng kể.
Tập tính sinh hoạt của chào mào bạch tạng
Vốn dĩ chào mào bạch tạng là giống chim thuộc họ chào mào, vậy nên tập tính sinh hoạt của chúng không có quá nhiều sự khác biệt so với những con chim cùng loài.
Trong thi đấu
Theo nhận xét của những người đã và đang sở hữu giống chim quý hiếm này cho biết rằng chúng sở hữu ngoại hình độc đáo đi cùng với tính cánh cũng có phần khác biệt. Trong thi đấu, chúng vô cùng mạnh mẽ và hiếu chiến. Đây cũng chính là lý do chim chào mào trắng này được ưa chuộng để thi đấu với những chú chim khác.
Chào mào bạch tạng cùng nét thi đấu tuyệt vời
Không những vậy, chúng có thể hoạt động, nhảy nhót cả ngày mà không có dấu hiệu mệt mỏi. Chúng luôn tỏ ra hung dễ và thích bắt nạt những chú chim có phần kém thế hơn mình. Tuy nhiên, để kiểm soát được chú chim, cũng như hình thành tính cách cho chúng phụ thuộc rất nhiều vào cách người nuôi, đặc biệt là cách cho ăn. Nếu bạn cho chim ăn những loại đồ ăn cay nóng thì chúng sẽ ngày càng trở nên hung giữ. Ngược lại nếu bạn thường cho chúng ăn đồ mát như hoa quả thì tính cách chúng sẽ ôn hoà, bình tĩnh hơn rất nhiều.
Trong quá trình sinh sản
Giống với loài chim chào mào má đỏ thì chào mào trắng cũng có thói quen sống theo cặp và theo bầy đàn. Khi mùa sinh sản đến thì chúng sẽ bắt đầu quá trình giao phối rồi cùng nhau đắp tổ để đẻ trứng. Vị trí mà chúng chọn để làm tổ thường là ở những bụi cây cao từ 1,5 – 2m so với mặt đất. Loài chim này có xu hướng làm tổ nhỏ với kích thước và hình dáng giống như một chiếc bát ăn cơm. Chúng thường lấy các loại rễ cây mang về đan vào nhau để tạo thành tổ.
Thời gian chào mào trắng bắt đầu sinh đẻ vào từ tháng 6 đến cuối tháng 9 dương lịch trong mỗi năm. Thông thường, mỗi mùa đẻ trứng, con mái sẽ sinh ra từ 2 – 4 quả trứng và tiến hành ấp trứng khoảng 12 – 14 ngày trứng sẽ nở ra. Lúc này con non sẽ được chim bố chăm sóc cho tới khi trưởng thành, dạy chúng tập bat và gia nhập đàn bố mẹ. Nhiều trường hợp con non cũng có thể lựa chọn tách ra để sống độc lập.
Tham khảo: Cách Chọn Và Huấn Luyện Chào Mào Má Trắng Của Chuyên Gia
Phương pháp nuôi chào mào bạch tạng hiệu quả nhất
Để nuôi dưỡng và huấn luyện một con chim chào mào thành công đòi hỏi nhiều yếu tố đến từ người nuôi. Bạn phải có cho mình nhiều kinh nghiệm thì bạn mới có thể nuôi một chú chim như ý được.
Chọn lồng chim phù hợp
Lồng chim là nơi chim ở và nghỉ ngơi, vậy nên bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng chim phù hợp với chú chim chào mào của bạn. Về việc này cũng không có gì phức tạp khi bạn chỉ cần chọn một chiếc lồng vừa vặn với kích thước chim và trong khả năng kinh tế cho phép. Lồng có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau đều được như sắt, kim loại, gỗ hoặc bằng mây.
Bạn cần chọn lồng phù hợp cho chim chào mào bạch tạng
Giống chim chào mào trắng thường có kích thước nhỏ, vậy nên bạn không cần sắm chiếc lồng quá to. Đường kính và chiều cao chỉ cần phù hợp với chú chim nhỏ và đủ không gian để nó thoải mái bay nhảy. Nhiều người có kinh nghiệm khuyến khích nên sử dụng lồng bằng mây, vừa có tính thẩm mỹ lại vừa bền.
Thức ăn của chim chào mào trắng
Chế độ ăn uống của loài chim này không quá nhiều khác biệt so với những chú chào mào khác. Chúng có thể ăn những con côn trùng nhỏ như cào cào, nhộng, sâu bướm, châu chấu,… hay các loại hoa quả chín. Ngoài ra, nếu chim của bạn đã quen với môi trường nuôi nhốt thì bạn có thể cho chúng ăn các loại cám chim. Đặc biệt khi bạn có chào mào ăn côn trùng nhỏ thì sẽ giúp chim cảm thấy sung hơn và mạnh hơn khi đi đấu.
Bên cạnh đó, ngoài cám chim bạn cũng cần bổ sung cho chim một số loại hoa quả như đu đủ, táo, chuối, cà chua, thanh long,… Bởi những loại trái cây này sẽ có chứa một số loại vitamin mà trong cám không có. Những loại chất này rất tốt cho hệ tiêu hoá và giúp cho chúng có bộ lông của chúng.
Kết luận
Chào mào bạch tạng là một loài chim quý hiếm sở hữu nét đẹp cả về ngoại hình, cả về nét thi đấu. Rất nhiều người đam mê về chim cảnh luôn muốn sở hữu loài chim này để có thể thưởng thức được vẻ đẹp mà nó mang lại. https://www.chimhay.net/ Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn, cũng như biết cách nuôi dưỡng chào mào trắng một cách tốt nhất.
Để lại một phản hồi